PHẢI ĐỌC: 31 KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG NHẤT TRONG CUỘC SỐNG & CÔNG VIỆC!
.
1. Kỹ năng học tập, nghiên cứu
Để có thể rèn luyện tốt kỹ năng này, người học cần có khả năng tổng hợp và lập luận chắc chắn để phân tích chính xác và đưa ra các mệnh đề có tính thuyết phục cao.
2. Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, công việc
Nếu bạn là một người có khả năng giao tiếp, bạn sẽ có được rất nhiều thuận lợi từ mọi mối quan hệ và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn. Phía sau kỹ năng giao tiếp tốt là những ngày luyện tập nói chuyện hằng ngày và đúc kết kinh nghiệm dần dần mới thành thạo được.
3. Kỹ năng viết
Dù bạn là ai hay làm trong bất cứ lĩnh vực nào, chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp cần đến kỹ năng viết. Muốn rèn luyện kỹ năng viết thì bạn cần phải NỖ LỰC luyện tập. Nếu bạn sở hữu kỹ năng viết tốt thì mọi lời nói và ý nghĩa câu từ bạn muốn truyền đạt sẽ THUYẾT PHỤC người khác hơn.
4. Kỹ năng nói trước đám đông
Nguyên tắc đầu tiên là bạn phải biết mình cần nói cái gì. Sau đó, hãy áp dụng kỹ năng viết liệt kê nó thành những ý chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Ngoài ra, hãy chú ý đến thời gian nói, tránh lan man, và coi người nghe là bạn bè.
5. Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng này không chỉ sử dụng trong việc kinh doanh, hợp tác,…mà bất kể khi nào bạn muốn người khác nghe theo ý kiến của mình. Từ việc nhỏ nhặt đến lớn lao, kỹ năng thuyết phục là thứ bạn KHÔNG THỂ KHÔNG CÓ.
6. Kỹ năng xây dựng niềm tin
Điểm khác biệt giữa người thành công so với người bình thường chính là họ có một niềm tin mãnh liệt vào việc bản thân làm. Niềm tin này là SỨC MẠNH, là NGỌN LỬA thôi thúc họ CHIẾN ĐẤU bằng mọi giá phải đạt được mục tiêu đã đề ra.
7. Kỹ năng trình bày vấn để
Để luyện tập kỹ năng trình bày, bạn cần:
– Chuẩn bị nội dung trước
– Đặt mình dưới góc độ người nghe
– Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và súc tích
– Giọng trình bày cần đủ truyền cảm
– Để ý đến ngôn ngữ cơ thể
– Biết cách để dẫn dắt mọi người
– Sử dụng ví dụ cụ thể
– Vận dụng công nghệ (Powerpoint, infographic, hình ảnh, số liệu…)
8. Kỹ năng quản lý thời gian
Bạn luôn luôn cần phải KIỂM SOÁT tốt cách bạn sử dụng thời gian. Hãy xác định ưu tiên trong công việc, checklist các công việc cần làm và PHẢI làm được nó
9. Kỹ năng quản lý tinh thần
Nếu bạn biết quản lý tinh thần một cách đúng đắn và tích cực thì mọi thứ sẽ rất dễ dàng hơn nhiều.
Một tinh thần tốt là:
– Tích cực và năng động
– Quan tâm, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm với mọi người
– Giúp đỡ, đối xử tử tế và đồng cảm cho người khác
– Luôn tạo cảm hứng cho bản thân và cho mọi người
– Tôn trọng, biết ơn, tin tưởng và trung thực
– Nhiệt huyết, quyết liệt trong công việc
10. Kỹ năng quản lý sự tập trung
Tập trung ở đây là năng lực tập trung sự chú ý vào công việc mà bạn đang làm. Người có thể duy trì sự tập trung trong một thời gian dài thể hiện tốt hơn trong tất cả mọi thử thách.
Hãy:
– Tập trung vào chính bạn
– Tập trung vào người khác
Và
– Tập trung vào thế giới rộng lớn kia!
11. Kỹ năng thư giãn
Biết cách thư giãn là một điều VÔ CŨNG QUAN TRỌNG trong việc đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc.
– Tập hít thở thật sâu
– Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên
– Viết nhật ký để nhìn nhận vấn đề và vượt qua căng thẳng
– Nghe nhạc thư giãn
– Tạo thói quen ngủ thả lỏng, thư giãn.
– Xoa bóp bàn chân
– Luyện tập thiền định
– Ôm người bạn yêu thương
12. Kỹ năng thay đổi & thích nghi
Đây là kỹ năng giúp bạn chủ động tìm hiểu về môi trường mới, thiết lập mối quan hệ rộng rãi, tích cực tham gia hoạt động, và nắm bắt sự thay đổi để phát triển.
– Đừng căng thẳng khi có sự thay đổi, hãy tập thích nghi với nó.
– Tập trung vào giá trị mới thay vì vào nỗi sợ hãi
– Chấp nhận quá khứ, chiến đấu với hiện tại, và sắp xếp cho tương lai
– Đừng trông đợi vào sự ổn định
13. Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh
Có vô vàn những vấn đề bắt buộc chúng ta phải giải quyết, mà không vấn đề nào giống vấn đề nào cả. Điều quan trọng là bạn đủ TƯ DUY, NỘI LỰC, và PHẢN XẠ để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.
– Đánh giá vấn đề
– Quản lý vấn đề
– Ra quyết định
– Giải quyết vấn đề
– Xem xét kết quả
14. Kỹ năng tự tin
Cách luyện tập để có sự tư tin:
– Hiểu & Yêu bản thân
– Động viên bản thân
– Không ngừng học hỏi
– Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
– Chấp nhận thất bại và biết đứng lên.
– Luôn trang bị cho mình một vốn kiến thức đủ để dùng
– Kiếm được tiền!
15. Kỹ năng lãnh đạo
Để trở thành người lãnh đạo giỏi bao gồm nhiều yếu tố:
– Truyền cảm hứng
– Thay đổi và thích nghi
– Lên kế hoạch, tổ chức
– Thuyết trình trước công chúng
– Ra quyết định
– Giải quyết vấn đề
– Tư duy chiến lược
– Tự tin và quyết đoán
– Giao việc
– Thấu hiểu chính mình và thấu hiểu người khác
– Biết tạo động lực
16. Kỹ năng nhận diện đối phương
Nếu bạn học được kỹ năng nhận diện đối phương, bạn sẽ biết cách hợp tác với đúng người, tạo ra hiệu quả trong trong giao tiếp và có những mối quan hệ CHẤT LƯỢNG hơn.
17. Kỹ năng truyền cảm hứng
Để có thể truyền cảm hứng cho người khác thì bạn phải trải qua thời gian TÌM HIỂU – HỌC HỎI – THỬ NGHIỆM – ĐÚC KẾT.
– Gây ấn tượng với người khác qua những câu chuyện hay trích dẫn
– Luôn lạc quan, tích cực trong mọi hoàn cảnh
– Có định hướng rõ ràng cụ thể.
– Chia sẻ những trải nghiệm hay thành công của bạn.
– Xây dựng niềm tin cho người khác
18. Kỹ năng LẮNG NGHE
Giao tiếp đòi hỏi cả 2 kỹ năng là NÓI và LẮNG NGHE.
– Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu vấn đề.
– Lắng nghe sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới.
– Lắng nghe để bạn có thể mở rộng quan hệ.
– Lắng nghe để biết cách giải quyết.
19. Kỹ năng đặt câu hỏi
Những điều kỹ năng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn:
– Khuyến khích sự tham gia của người đối diện.
– Dẫn dắt cuộc đối thoại.
– Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp.
– Tạo được quan điểm chung giữa đôi bên.
– Xây dựng – Củng cố được mối quan hệ tốt đẹp hơn.
– Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.
– Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
20. Kỹ năng lên kế hoạch
Kỹ năng này giúp bạn xem xét quỹ thời gian và điều bạn cần làm để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
– Rèn luyện tư duy có hệ thống
– Phối hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực
– Tập trung vào các mục tiêu đề ra
– Chuẩn bị cho sự thay đổi và ứng phó nhanh chóng.
21. Kỹ năng tư duy sáng tạo
Hãy setup tư duy:
– Gạt bỏ những kiến thức linh tinh không cần thiết.
– Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ để không phụ thuộc vào nó
– Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo ở mức tối đa
Cách phương pháp rèn luyện:
– Đặt vấn đề và lật ngược vấn đề.
– Liên tưởng sáng tạo.
– Phân tích hình thái.
– Luôn luôn thực tế – Sáng tạo chứ đừng ảo tưởng.
– Đừng ngại khó khăn rủi ro
– Hành động!
– Biết tận hưởng thành quả
22. Kỹ năng chịu áp lực cao
Người có khả năng này sẽ tự chủ được quá trình giải quyết công việc.
Cách luyện tập:
– Xác định mục tiêu trong công việc rõ ràng
– Mỗi ngày đi ra xa khỏi vùng an toàn một chút
– Tạo thói quen luôn làm những việc thiết yếu trước
– Biết tách mình ra khỏi cảm xúc
– Chủ động chia sẻ công việc
– Tư duy giải quyết vấn đề một cách quyết liệt
23. Kỹ năng kiên trì & nỗ lực
Kiên trì chính là kỹ năng quan trọng nhất trong đời người! Càng nỗ lực càng thành công, càng kiên trì càng may mắn!
Luyện tập:
– Suy nghĩ thật kỹ trước khi bỏ cuộc.
– Tìm ra điểm yếu của bản thân
– Tự khích lệ bản thân.
– Đừng ngại học hỏi và chia sẻ với người khác.
– Nắm bắt cơ hội và loại bỏ suy nghĩ không làm được
24. Kỹ năng làm việc hiệu suất cao
– Chọn lựa các việc ưu tiên
– Lấy hiệu quả làm ưu tiên hàng đầu
– Kết hợp các việc liên quan
– Sáng suốt khi quản lý thời gian
– Chủ động học hỏi
25. Kỹ năng làm chủ cảm xúc
– Đừng phản ứng vội khi có vấn đề phát sinh.
– Nhận định lại tình hình lúc vấn đề phát sinh như thế nào
– Điều chỉnh trạng thái cơ thể
– Thay đổi sự chú ý đối với các cảm xúc tiêu cực.
– Cho mình 15 phút bình tĩnh.
– Hít thở sâu
– Xuống giọng khi nói
– Cư xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với mình
26. Kỹ năng TỪ CHỐI
Có những lúc bạn phải nói “không” và từ chối khéo léo để tránh phiền hà và áp lực cho bản thân mình.
Bí quyết:
– Hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần gì
– Luôn tỏ thái độ lịch sự
– Giải thích rõ ràng
– Đừng cảm thấy có lỗi
27. Kỹ năng QUAN SÁT
Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách chi tiết và có phân tích về nó. Không chỉ nhìn một chi tiết kỹ càng mà ta còn thấy được các sự việc liên quan, xâu chuỗi chúng thành vấn để: QUAN SÁT – SUY LUẬN – ĐÚC KẾT – HỌC HỎI.
Để trau dồi kỹ năng quan sát bạn cần:
– Nhẫn nại, tập trung
– Đặt câu hỏi và ghi nhớ
– Nâng cao kỹ năng giao tiếp.
– Phân tích và đưa ra quyết định.
– Suy luận và đúc kết.
28. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
– Dám mạo hiểm.
– Ưu tiên chất lượng.
– Biết cách tự giới thiệu.
– Duy trì cuộc trò chuyện.
– Luôn lạc quan, yêu đời .
– Lắng nghe một cách sâu sắc .
– Thể hiện sự đồng cảm .
– Hưởng ứng lại một cách khôn khéo .
– Đồng bộ và hợp tác.
– Hành động chính trực.
– Khen ngợi.
29. Kỹ năng thương lượng, đàm phán
Để luyện kỹ năng này ta cần:
– Kỹ năng giao tiếp + ngôn ngữ cơ thể linh hoạt
– Xây dựng sự tin tưởng
– Tận dụng điểm tương đồng với người đối diện
– “Nói có sách, mách có chứng”
– Khả năng phân tích tính 2 mặt của vấn đề
– Hiểu vị trí của bản thân và của đối phương
– Chú ý lợi ích của người nghe.
– Điều chỉnh phản ứng thích hợp với hoàn cảnh
– Biết tạo tính bức bách, cảm giác khan hiếm
– “Chốt hạ” – Tạo ra đòn bẩy thuyết phục quyết đoán.
30. Kỹ năng hài hước
Hài hước một chút, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị, đem lại niềm vui cho người khác, thành công đến gần hơn.
– Giữ tâm lý lạc quan, tích cực và vui vẻ
– Nhìn nhận thế giới từ góc độ thú vị
– Luyện tập trí nhớ và khả năng phản ứng
– Nói đùa tùy vào đối tượng
– Quan sát tâm trạng của đối phương
– Nội dung nói đùa lành mạnh, có thiện ý
– Chú ý hành vi
– Không ngừng cập nhật thông tin.
– Nắm bắt xu hướng mới.
31. Kỹ năng tư duy
– Luyện tập tư duy phản biện bằng cách đặt câu hỏi
– Luôn tính trước nhiều bước
– Hiểu rõ định kiến của chính mình
– Xem xét mọi thứ
– Đọc sách
– Đặt mình vào vị trí của người khác
– Chơi trò chơi trí tuệ hàng ngày
Nguồn: sưu tầm